Wednesday, December 24, 2014

Tập tọe

P/S: lên thành phố mấy bữa, mạng mẽo dở hơi, nhà cửa tăm tối; rảnh k biết làm gì thử tập tọe viết linh tinh. Chỉ mang tính chất tưởng tượng :))

Tôi làm nghề viết văn. À, mà thực ra tôi chẳng biết những thứ tôi viết ra có phải là văn không nữa, thôi cứ coi là tôi viết văn đi, mà chính xác là viết truyện. Không phải loại truyện bán ngoài kia, được xuất bản và giúp tác giả của chúng nổi tiếng và có nhiều tiền. Tôi là kẻ viết truyện thầm lặng. Tôi không có độc giả, nhưng tôi có khách hàng. Khách hàng của tôi có độc giả hoặc không ... Dù sao cũng không phải chuyện của tôi.

Họ, khách hàng của tôi chẳng phải nhà văn. Ồ, họ chẳng có ý định đạo văn của ai để được nổi tiếng gì hết - nếu bạn có vô tình nghĩ vậy. Họ còn chẳng có chút tiềm năng nào để trở thành nhà văn nữa, nếu không họ đã chẳng thuê tôi. Họ chỉ là những kẻ bình thường, thậm chí tầm thường nhất. Cô gái bán thuốc trong cabin ngay giữa trung tâm thành phố, bác tài xe bus rong ruổi cả ngày trên những cung đường đã quá quen thuộc, một anh bồi trong quán ăn tầm trung.

Tôi đã bắt đầu công việc này thế nào nhỉ? Và tại sao khách hàng lại thuê tôi?

Có lẽ cuộc sống của họ đều đều, nhàm chán quá chăng? Nó cứ trôi đi vô tận, vô tận, những ngày giống nhau nối tiếp mãi không ngừng. Như 1 cái lồng, nhàm chán, nhàm chán... Tôi còn nhớ một bộ phim cổ của Mỹ, nói về một cộng đồng người bị giam hãm trong một thế giới do những người ngoài hành tinh tạo ra để thí nghiệm. Cứ mỗi tối, những người này lại bị thay đổi thân phận và chức năng. Cô gái bán vé tàu điện ngầm buồn bã hôm nay cũng có thể là cô ca sĩ phòng trà buồn bã hôm trước. Họ không có quá khứ, cũng chẳng có tương lai, còn hiện tại của họ là gì???




Khách hàng của tôi, đôi khi tôi nghĩ họ còn tệ hại hơn những con rối trong phim. Nói về khách hàng của mình như thế thật không hay, nhưng mà suy nghĩ mà, tôi chẳng thể nào cản mình không có suy nghĩ xấu được. Họ còn chẳng được thay đổi thân phận. Đinh đã đóng vào cột, nhổ thế nào cũng không ra, dù cố vẫy vùng, cuối cùng cũng đành nằm im. Và rồi tồi tệ nhất là khi họ chấp nhận, họ không vẫy vùng nữa, nỗi đau bị rỉ máu, bị giam cầm rồi cũng qua đi. Có lẽ tìm đến với tôi là cơn vùng vẫy cuối cùng của họ; hoặc cũng là cách họ cố tự thuyết phục mình: cuộc sống của họ cũng chẳng tới nỗi tệ.

Vâng, tôi là cái loại tác giả ấy, cái loại ti tiện thuyết phục khách hàng của mình là thực ra cuộc sống của họ thi vị lắm, chỉ là họ chưa nhận ra, hay không biết quý trọng mà thôi... Thật ti tiện, tôi muốn nhổ toẹt vào lời dối trá của bản thân, nhưng mà vậy đấy - muốn chỉ là muốn. Dẫu sao họ vẫn là khách hàng của tôi.

Ôi, nhưng chỉ là thi thoảng tôi nghĩ vậy thôi. Cũng đôi lúc tôi nghĩ cuộc sống của họ thú vị thật. Hay tôi cũng đang tự lừa dối mình nhỉ???

Vâng, khách hàng là thế... Nhưng tại sao lại là tôi, giữa muôn ngàn kẻ viết văn, tại sao lại là tôi? Tôi - một gã được gọi là một nhà văn làng nhàng, khố rách áo ôm, mọt phim và chuyên bốc phét.

Có lẽ chính vì thế... Tôi là 1 kẻ viết truyện làng nhàng, chẳng có gì đặc biệt; và những mẩu truyện tôi tạo nên cho mình nhạt nhẽo đến độ chúng chìm nghỉm ngay sau khi được đặt bút nên hình (chứ chẳng chờ tới khi dc xuất bản - tôi cũng không hiểu sao chúng qua được khâu kiểm duyệt nữa). Thế ra, cuối cùng tôi lại hợp với công việc này.

Ôi thôi, nếu mà tôi cứ dông dài mãi thì quý độc giả sẽ chán mất. Vậy nên, tôi cũng nên kể ra ít chuyện tôi bắt đầu nghề này ra sao chứ nhỉ?

Khách hàng của tôi là một cậu bạn - trưởng phòng 1 công ty vận tải nhà nước. Bữa đó, túng tiền quá tôi ghé nhà anh. Cũng không hẹp hòi gì, anh vui vẻ cho tôi mượn dăm ba trăm. Hai đứa cũng ngồi hàn huyên chuyện cũ đôi chút.

"Cậu biết không. Tôi từng mơ ước được trở thành nhà văn đấy; nhưng kém tài quá nên ước mơ chỉ là mơ ước ... Hồi còn học điểm văn của tôi cũng đâu đến tệ hại, cũng 7,8 chứ ít gì; haha tôi còn hơn điểm cậu ấy. Nhưng có lẽ vậy mà cậu thành nhà văn, thứ tôi thường được chấm điểm có lẽ vốn cũng là những lời nhai lại có tu chỉnh của mấy ông viết sách tham khảo. Kém tài nên thành ra lại thế này"

"Anh thế này lại hay. Anh xem tôi đấy, cái thế giới nghệ thuật này nó nghiệt ngã lắm anh ạ"

"Nhưng cuộc sống của cậu muôn phần thú vị, lúc thăng, lúc trầm, lúc rực rỡ dưới ánh đèn và người hâm mộ; cậu làm người ta khóc, người ta cười... Còn tôi, cuộc sống của tôi vô vị tẻ nhạt lắm. Chẳng ngày nào không khác ngày nào. Cậu có tin, khi tôi tỉnh dậy, tôi đã biết trước tới cuối ngày mình đã ra sao không? Và ngày mai thế nào? Thậm chí tới nửa năm sau, rồi chục năm thế nào, tôi đều biết không?"

"Ấy dà, chẳng phải vậy đâu anh ạ. Cuộc sống của anh thực ẩn chứa nhiều điều thú vị hơn tôi nhiều; nhưng anh không nhận ra. Anh biết bọn nhà văn chúng tôi tài năng ở điểm gì không? Đó là chúng tôi biết nhìn nhận ra cái phi trường trong những cái tầm thường".

Anh bạn chăm chú lắng nghe rồi trầm ngâm "Này cậu, nếu quả thật như cậu nói thì quả thật tôi chẳng có chút tài năng văn chương nào hết"

Anh ta ngừng một chút, rồi nói "Tôi muốn nhờ cậu một chuyện. Nếu cậu đồng ý, khoản nợ hôm nay khi nào cậu trả cũng được, tôi còn biếu cậu thêm."

Anh nhấp ngụm trà rồi nói tiếp...
"Ai cũng muốn đời mình là một câu truyện thú vị; tôi chẳng có tài văn, nên mong cậu viết giùm tôi một câu chuyện đời để mang chút nắng cho những ngày ảm đạm của tôi".

Ấy thế, công việc viết truyện thuê của tôi bắt đầu.

Khách hàng làm gì với những câu chuyện tôi viết ra. Tôi không rõ chi tiết, bởi khi họ nhận bản thảo và thanh toán, những tác phẩm ấy cũng trở thành của họ.

Có người giữ riêng cho mình. Có người đưa lên những trang mạng xã hội chia sẻ. Có người in thành những quyển sách nhỏ tặng bạn bè, người thân. Họ chính là tác giả những câu chuyện đời họ, còn tôi chỉ là kẻ giúp họ đưa chúng và một hình thức có vẻ nghệ thuật, văn chương - như cái tên mĩ miều của nó. Họ tin như vậy, và tôi cũng tin như vậy. Có gì lạ đâu.

Khách hàng không bao giờ chê những câu chuyện tôi đưa cho họ. Có lẽ vì họ quá coi thường cuộc sống của mình, nên khi thấy chúng sống động, bất kể ra sao họ cũng hài lòng. Hoặc cũng có thể họ tin chính mình đã thực sự viết ra chúng. nên chúng là hoàn hảo.

Còn về phần tôi. Tôi coi bản thân là gì, những gì tôi viết ra là gì? Phải chăng chỉ là một cái máy. Tôi từng xem một bộ phim, may thay lần này tôi nhớ tên nó "HER", về một người đàn ông làm nghề viết thư giùm người khác. Có lẽ ông ta với tôi có thể coi là đồng nghiệp, ông ta viết thư , còn tôi viết truyện. Những bức thư tỏ tình, cảm ơn, chúc mừng... Sau khi đau khổ vì cuộc hôn nhân tan vỡ, ông ta quyết định hẹn hò với một chương trình máy tính thông minh. Từ trở thành bạn, người đồng sáng tác, rồi người tình. Thậm chí, nó sáng tác còn tốt hơn ông ta. Có khi tôi cũng như chiếc máy ấy, một con robot, không hơn, không kém.

Tuy nhiên, mỗi lần hoàn thành "sự vụ", tôi lại cảm thấy trống rỗng vô bề. Có lẽ thứ tôi bán chẳng phải những câu chuyện, có lẽ tiền tôi nhận là để hấp thu sự nhàm chán trong cuộc sống của người khác.

Mỗi lần ấy, tôi cảm thấy mình là một chiếc bánh xe không phanh. Lăn đủ mọi nơi, đường nhựa, bùn lầy, đám phân trâu... Tôi muốn thét lên để thoát ra; nhưng nó chẳng bao dừng, tôi xây xẩm mặt mày, tôi là cái bánh xe đạp xoay tròn trên một bức nền đỏ lừ; làm thế nào cũng không thể thoát ra.

Không rõ bằng cách nào tôi đã sống qua những ngày tháng ấy. Vậy nhưng mọi thứ vẫn cứ lặp lại và tiếp tục. Một công việc thù lao hậu hĩnh, khách hàng dễ tính. Chẳng có gì để chê bai....

Friday, November 28, 2014

Review: Apocalypse Now (2)

Apocalypse Now (1)

<< Dài quá nên tách làm đôi >> :))
Apocalypse thì là một thứ cảm xúc nâng cao hơn. Sự điên rồ. Ấn tượng. Đây có lẽ là một trong những phim mà nhiều cảnh tôi nhớ được đến vậy. À, một điều đáng khen nữa ở bộ phim này là Tiếng Việt chuẩn và nước phim, cảnh quay rất đẹp, rất ấn tượng.

Bộ phim này cũng dùng một hình ảnh nổi tiếng: một người lính Việt Cộng đã chống cự mấy ngày trong khi anh ta trúng đạn lủng cả bụng, thứ duy nhất giữ nội tạng không trào ra ngoài là một cái bát úp vào bụng. Anh ta xin nước, nhưng kẻ thù anh ta đương nhiên không muốn. Khi đi qua nhìn thấy, một ông tướng đã nói bất kỳ người nào có thể làm được điều này đều xứng đáng uống nước, dù có là "dirty VC" đi chăng nữa (một lính của ông ta giải thích vì sao không cho anh ta nước, vì anh ta là một "dirty VC").



Đó là một cuộc đánh bomb vào vùng Việt Cộng chiếm đóng. Nơi ấy, một lớp học vừa tan, cô giáo trong bộ áo dài trắng thì một đợt bomb ập tới. Người ta la lên "Mỹ Ngụy tới" (tiếng việt chuẩn :)) ). Sau đó là hàng loạt súng nổ, trực thăng bắn đạn khắp nơi vào nơi đâu có người. Một phụ nữ chạy ra đánh bomb liều chết. Trong khung cảnh máu lửa ấy, chỉ huy đội trực thăng (vị tướng bên trên) ấy vẫn rảnh để nói chuyện lướt ván, và ông ta bắt 2 lính của mình lướt ván trong khi những người lính khác vẫn đang bắn giết, vẫn đang chết. Và rồi hình ảnh các máy bay thả bomb napan. Lúc đó tôi nghĩ, ồ hóa ra đây là bomb napal. Trông lửa bốc lên như những quả bomb nguyên tử nhỏ, một dãy cây chìm trong lửa cháy. Không phải điên rồ thì là gì?



Đó là một trại lính, dưới cơn mưa nhiệt đới tầm tã, hết phương tiện đi lại, chỉ huy không còn, những người lính mắc kẹt ở đó, có người phát điên. Trong số những người mắc kẹt, có cả 1 chiếc máy bay chở những cô gái "Play boy" trước tới Việt Nam biểu diễn cho lính Mỹ. Họ hết xăng và mắc kẹt ở đây. Và ông quản lý của họ đồng ý đổi với tàu của anh nhân vật chính 2 can xăng để các cô gái "vui vẻ" với những người trên chiếc tàu (tàu kiểu cano ấy, nhỏ thôi, có 5 người: 1 ông lái tàu, 1 ông muốn làm đầu bếp, 1 thằng nhóc da đen, 1 thằng nhóc trước đây là một tay lướt sóng cừ khôi (tên Lane), và nhân vật chính - đại úy tình báo với nhiệm vụ giết một vị tướng của chính quân đội Mỹ).

Cô Miss tháng 5 liên tục nói về việc mình mê huấn luyện chim. Cô gái cùng với thằng nhóc lướt sóng thì cứ kể lể, họ bắt em phải làm những gì không muốn làm, vì khán giả mong đợi như vậy, trong khi những tay lính mày mò cơ thể họ. Rồi có người gõ cửa, cô gái đó chạy và vấp, làm chiếc hộp rớt xuống. Thực ra đó là một chiếc quan tài, bên trong có một cái xác. Sau đó 2 người tiếp tục hôn hít khi cái xác vẫn nằm tênh hênh đó, khỏa thân, bên ngoài thì có thằng nhóc da đen trên tàu la hét, cô gái hỏi ai đó. Nó trả lời "Thưa cô, người tiếp theo".



Tiếp theo là một cảnh khiến tui ghét những lính Mỹ đó, và bắt đầu nghĩ họ chết đi cũng đáng (thực tế là sau vài tai nạn chiếc tàu chỉ còn 2 người). Chiếc tàu gặp một chiếc ghe của người Việt. E ngại đây là ghe tiếp tế, họ lên kiểm tra ghe. Những người trên ghe có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, nhưng người lái tàu vẫn yêu cầu ông đầu bếp kiểm tra. Chẳng thấy gì cả, ông đầu bếp liên tục hét lên là không gì cả, nhưng bị ép kiểm tra ông ta đá thúng đá nia. Có một cô gái trên ghe, họ thấy hình như cô đang giấu gì đó. Hoảng loạn, thằng nhóc da đen cầm khẩu súng liên thanh (không biết súng gì, súng có thể bắn một loạt đạn một lúc, có băng đạn rất dài) bắn một tràng dài.

Người trên ghe chết hết, cô gái bị một loạt đạn vào bụng nhưng vẫn thoi thóp. Hóa ra cô giấu chỉ là một con chó nhỏ. Họ định đưa tàu về để chữa cho cô gái. Oái oăm nhỉ, lúc trước nã một loạt đạn vào người ta chỉ vì nỗi sợ của mình, lúc sau lại giở lòng muốn cứu. Không điên rồ thì là gì??? Đại ý nhân vật chính không muốn chậm chuyến đi của mình, nên đã bắt chết cô gái luôn.

Cảnh ấn tượng tiếp theo: Sau khi đi qua cầu Đô Lương, đoàn người gặp một gia đình người Pháp, đã ở Việt Nam mấy đời, họ không rời Việt Nam và kiên quyết đấu tranh trên mảnh đất của họ. Ông chủ gia đình nói một câu. Chúng tôi chiến đấu ở đây vì đây là mảnh đất của chúng tôi, đã gây dựng bao nhiêu đời. Còn các anh, các anh chiến đấu vì một con số không to nhất lịch sự.

Cuối cùng, chiếc tàu cũng đến được nơi họ cần đến, nơi vị tướng cần bị ám sát sống. Ông ta xây dựng căn cứ ở Cambodia, sống với một cộng đồng người bản địa và được họ coi như thần. Nơi đây đầy sự chết chóc, bên bờ sông là xác một người bị treo lên cành cây. Đi sâu vào thì đầy những xác người và đầu người khắp nơi.



Những người dân đội trên đầu những chiếc nón tai bèo, có lẽ là chiến lợi phẩm của họ. Vị tướng đã biết trước nhiệm vụ của viên đại úy. Và ông ta đang chờ, đang đón đợi một người như anh ta. Trước khi đi tìm vị tướng, viên đại úy đã giao cho anh đầu bếp đánh tín hiệu điện đàm trong trường hợp anh ta không trở về. Anh ta bị bắt, và khi tỉnh lại, thấy viên tướng đi qua và ném thứ gì đó vào lòng mình. Đó là đầu anh đầu bếp.

Viên tướng sau một thời gian nhốt, thì thả anh ta ra, chăm sóc cho khỏe lại. Và ông ta kể ... Lý do vì sao ông ta điên loạn và giết người một cách khủng khiếp như vậy.

Khi ... ông ta gia nhập lực lượng đặc nhiệm ... Ông ta tới một ngôi làng, tiêm phòng bại liệt cho những đứa trẻ trong làng. Rồi khi ông ta trở lại, "họ" đã chặt hết những cánh tay được tiêm. Chất chồng, những cánh tay nhỏ bé. Ông ta đã khóc. << Vụ này thì mình không biết thật hay không hay chỉ là là sản phẩm tưởng tượng của tác giả, cũng không có ý bình luận gì>>. "Họ" kia không phải ác quỷ, nhưng họ vẫn có thể làm những điều đó. Họ có gia đình, vợ con, cũng biết yêu thương; họ chỉ là những "cán bộ được đào tạo". Và ông ta bảo, Mỹ không cần nhiều binh lính ở chiến trường này, mà cần ít người hơn, những người thiện chiến và có thể giống "họ". Và ông ta đã biến mình thành như vậy.

Ông ta để viên đại úy giết mình, để giải thoát khỏi nỗi đau. Ông ta muốn chết như một người lính, chứ không phải một kẻ khùng điên dở hơi. Cảnh giết ông tướng được diễn tả cùng lúc với cảnh người dân giết một con trâu, dùng rìu để chặt đứt cổ nó ra.



Kết thúc phim, viên đại úy bàn tay đầy máu cầm thanh đao (cùn) dùng để giết chết ông tướng đi ra. Những người dân nhìn thấy quỳ xuống như thể anh ta là vị thần mới của mình. Khi anh bỏ vũ khí xuống, họ cũng làm vậy. Anh đi giữa dòng người, dẫn Lane - người sống sót cuối cùng đi với mình.Hình ảnh cuối cùng là hình ảnh viên đại úy với những hình vẽ cải trang trên mặt, nền đằng sau là lửa và chiếc trực thăng, và giọng anh ta thầm thì "Horror... Horror...."



Hết phim.

Tôi có đọc một số bình luận trên hdvietnam về phim này (trên đường tìm link down - tôi có thói quen sưu tầm phim tôi thích), có người không thích, bởi phim miêu tả những người lính Việt Nam như những con chuột, chỉ biết chạy bom đạn, và khiếp sợ ông tướng kia. Phim được đánh giá trên IMDB khá cao, 8.5 với hơn 360k vote. Họ nghĩ phim này chỉ 1 chiều và chỉ có người Mỹ có thể đánh giá nó cao như vậy, và nó không xứng đáng xếp vào dòng phim phản chiến, mà cổ động bạo lực và là sự ngụy biện cho những tội ác của Mỹ gây ra (như thảm sát Mỹ Lai).

Nhưng nghĩ cho kỹ, chính bộ phim cũng xây dựng hình ảnh những lính Mỹ xấu xí, điên rồ, sợ hãi, run rẩy...Và tôi nghĩ nó là một tác phẩm phản chiến. Bởi người bình thường sẽ thấy đây là địa ngục, sẽ thấy sự kinh khủng của chiến tranh, và tránh xa, phản đối nó. Kẻ nào học theo có lẽ đã sẵn là những con quỷ rồi.

Sự thật thì ở trong quá khứ rồi. Vả lại, một bộ phim thì người ta được quyền sáng tạo để gửi đến những thông điệp của mình.

Tôi không đánh giá tính đúng sai của nội dung phim, hay lịch sử. Nhưng thực sự đây là một kiệt tác nói lên sự hãi hùng của chiến tranh. Và cảm ơn trời, chiến tranh đã qua đi. Và tôi hy vọng đất nước này sẽ không bao giờ phải trải qua những thời khắc đen tối như vậy nữa, dù vì bất kỳ nguyên nhân gì.

 http://www.imdb.com/title/tt0078788/?ref_=tt_rec_tt

Review: Apocalypse Now (1)

Thành thật mà nói thì tôi không có đánh giá gì về nội dung, hay đúng sai của bộ phim này hết. Đơn giản vì tôi không sống trong chiến tranh, và quả thực nếu có sống đi nữa, tôi cũng không biết liệu mình có thể có một cái nhìn toàn diện về nó hay không. Đối với tôi, từ khi tôi bắt đầu biết có nhận thức tới giờ không thay đổi: bất kể cuộc chiến tranh nào cũng là vô nghĩa, bất chấp các bên có biện hộ về mục đích của mình có tốt đẹp đến đâu.

Bởi vì cho đến tận cùng, không ai có thể biết trước được tương lai ra sao. Tôi chỉ biết hàng triệu người vô tội phải chết. Người ta bảo để đạt được cái gì đó thì phải hy sinh, nhưng không công bằng, những người không làm gì sai cả, tại sao họ lại phải chết?

Như trong Suối nguồn ấy, "Những tên đao phủ khủng khiếp nhất lại thường là những người nhiệt tình nhất. Họ nhiệt tình tin rằng có thể đạt được một xã hội hoàn hảo nhờ máy chém và đội hành quyết. Không ai nghi ngờ quyền giết người của họ bởi vì họ giết nguwofi với động cơ vị nhân sinh. Người ta chấp nhận việc ai đó phải bị hy sinh vì những người khác. Diễn viên có thể thay đổi, nhưng nội dung vở bi kịch thì vẫn giữ nguyên. Một người đấu tranh cho nhân quyền luôn khởi đầu bằng những tuyên bố về tình yêu nhân loại và luôn kết thúc bằng một biển máu"

Đối với tôi, hy sinh người vô tội vì bất kỳ mục đích gì đều là sai trái :).

Hì hì, lan man rồi, quay trở lại Apocalypse thôi.

Hôm qua xem xong, tôi biết nó là một kiệt tác, nhưng tôi không thích nó. Vì sao à? Vì Việt Nam của tôi hiện lên trong đó xấu xí và hãi hùng. Là những cơn mưa nhiệt đới không bao giờ dứt, khiến người ta phát điên. Là sự điên loạn.

Không thích nhưng tôi vẫn phải cho nó 9/10 điểm mặc dù tôi không hiểu thông điệp truyền tải của nó là gì, tôi không hiểu bộ phim này.

Sáng nay, thức giấc thì đã hiểu, bởi những hình ảnh của bộ phim vẫn còn đọng lại rõ ràng trong đầu. Thông thường, sau một giấc ngủ, người ta sẽ quên những gì không cần thiết phải nhớ.

Bộ phim này bổ sung cho tôi thêm một sự thật về chiến tranh: sự điên rồ. Tôi từng đọc "Nỗi buồn chiến tranh" (người lính Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam), "Phía Tây không có gì lạ" (nói về tâm sự người lính Đức trong Thế chiến I), "Giã từ vũ khí"(Thế chiến II), và một số tiểu thuyết, truyện ngắn lẻ tẻ về chiến tranh, ... từng xem "Saving Pirate Ryan", "The Pacific" (Mỹ tham chiến vào Thế chiến II, cụ thể là đánh lại quân Nhật) , "The last king of Scotland", "The enemy at the Gate" (Bảo vệ Stalingrad khỏi quân Đức) ,...

Thứ tôi cảm nhận qua đó là sự vô nghĩa, người ta chiến đấu chỉ vì phải chiến đấu vậy thôi, để sinh tồn, vì đồng đội, ... chứ chẳng phải vì một mục đích cao vợi nào đó. Và đôi khi họ cũng nhận ra, những kẻ thù của họ cũng là người, cũng có người thân yêu, cũng muốn sống... Chứ không phải những cỗ máy vô cảm, những con thú độc ác chỉ chực chờ họ mất cảnh giác bổ vào. Họ tha thiết mong muốn thoát khỏi chiến tranh, nhưng rồi khi chiến tranh kết thúc, quá khứ vẫn cứ săn đòi họ, những vết thương cả thể xác lẫn tâm hồn không bao giờ có thể lành lại.

Tôi sẽ không bao giờ quên người lính lái xe tăng trong "Nỗi buồn chiến tranh", con người mà sau chiến tranh, xin đi lái xe mà lại bị say xe. Anh không say khi đi qua những con đường sỏi đá, khó đi mà say vì xe "thời bình" êm quá. Xe tăng chỉ êm khi lướt qua xác người...

Ngay cả trong những cuộc chiến được coi là chính nghĩa như trong "The Pacific", người lính dần mất hết tính người, họ giết cả những đứa trẻ. Vì nỗi sợ hại trực chờ, chính những đứa trẻ ấy lại là kẻ giết họ, ngay cả những đứa trẻ cũng là kẻ thù. Họ biến thành những cỗ máy, không biết làm gì khác ngoài giết người.

Chiến tranh, không gì ngoài những nỗi buồn và sự vô nghĩa.

Friday, November 21, 2014

The Wheel of Life - Bhavacakra (Bánh xe luân hồi??? )

Hình ảnh Wheel of Life được thấy tại nhiều chùa chiền Tây Tạng. Người ta tin rằng nó được chính Phật Tổ vẽ để giảng giải Phật pháp cho người bình thường.

Hình vẽ có 3 phần chính:
1. Phần chính giữa thể hiện 3 nguồn cội của luân hồi
2. Lớp thứ 2 chia ra thành 2 loại nghiệp
3. Lớp thứ 3 thể hiện 6 giới tương ứng với 2 loại nghiệp
4. Lớp thứ 4 tiếp theo là 12 liên kết tuần tự lý giải quá trình nhân quả một chi tiết hơn

Lõi của bán xe là 3 loại độc dược được thể hiện bởi 3 loài vật: con lợn (biểu tượng của vô tri - ignorance), con rắn (đại diện cho sự thù ghét), và con chim (đại diện cho desire, ham muốn). Trong nhiều bức vẽ, con rắn và con chim chui ra từ mồm con lợn, thể hiện rằng sự thù ghét và ham muốn có nguồn cội từ vô tri. Mặt khác, con rắn và con chim cắn đuôi con lợn, thể hiện chính sự thù ghét và ham muốn lại càng thúc đẩy vô tri nhiều hơn.

Vô tri ở đây không chỉ là không có khả năng tiếp nhận sự thật, mà còn là sự hiểu nhầm trạng thái của chính mình  hay các chủ thể khác. Do sự hiểu nhầm này, tạo nên ham muốn và thù ghét. Do không biết bản chất thực sự của sự việc, hiện tượng, chúng ta càng tạo ra ham muốn với những gì chúng ta yêu thích và căm ghét những gì chúng ta không thích, hay những gì cản trở ta có được điều ta ham muốn.

Dưới sự tác động của 3 loại độc dược này, vòng quay luân hồi phát triển rộng ra, tạo nên nghiệp.

Có 2 loại nghiệp: nghiệp tốt và nghiệp xấu. Người có hành động xấu đẩy họ rơi xuống giới thấp, người có hành động cao quý ở các giới cao hơn.

6 giới
1. Cao quý nhất là thần linh. Họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc, dài lâu. Tuy nhiên khi nghiệp tốt của họ đã hết thì họ có thể bị đẩy xuống sinh ra ở giới thấp hơn
2. Bán thần. Giống thần linh nhưng họ luôn ghen tỵ và gây chiến tranh với thần linh.
3. Giới người. Con người phải chịu đói, khát, nóng, lạnh, chia ly, ám hại, thất vọng khi không đạt được mong ước, và chịu đựng những điều không mong muốn. Họ cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh tử.

Con người được hưởng cả hạnh phúc và đau đớn, vậy nên chúng ta không phải chịu quá nhiều đau đớn, nhưng cũng không ngủ say trong nhung lụa. Điều này luôn nhắc nhở để con người có động lực tìm ra con đường cải thiện hoàn cảnh.

4. Giới động vật. Không có quyền lựa chọn, thường bị sử dụng cho mục đích của người khác. Luôn phải lo lắng tìm thức ăn, phải lao động cực nhọc, bị con người bóc lột thậm tệ.
Giới động vật thể hiện cho sự vô tri
5. Giới ma đói: được vẽ có bụng to nhưng cỏ họng nhỏ, vậy nên chỉ một lượng nhỏ thức ăn có thể xuống tới họ, nhưng ngay cả như vậy cũng khiến họ vô cùng đau đớn khi thức ăn chà xát cổ họng họ.
6. Địa ngục: 8 địa ngục nóng, 8 địa ngục lạnh, và các địa ngục lân cận. Tổng cộng có 18 địa ngục.

12 liên kết tuần hoàn (đã đọc nhưng chưa hiểu lắm), bao gồm:
- Vô tri (hình một người mù lòa tìm đường)
- Hành động ( hình người thợ thủ công làm ra chiếc bình)
- Ý thức ( hình người hay khỉ đang hái trái cây)
- Tên và hình (hình 2 người đàn ông trèo thuyền) thể hiện cho cơ thể và trí óc
- 6 giác quan (hình tòa nhà có 6 cửa sổ): mắt, tai, mũi, họng, cơ thể và trí óc
- Tiếp xúc (hình 2 người ôm nhau)
- Đau đớn ( hình mũi tên đâm vào mắt)
- Khát - Một người nhận nước
- Nhận quả - Con người hay con khỉ nhận quả
- Tồn tại: người phụ nữ mang thai
- Sinh sản - đứa trẻ sinh ra từ người phụ nữ
- Già và chết - quan tài được khiêng đi

5. Hình con quái thú ôm lấy bánh xe thể hiện sự không vĩnh cửu
6. Hình mặt trăng bên trên bánh xe thể hiện sự giải thoát khỏi vòng luân hồi
7. Phật Tổ chỉ về phía mặt trăng thể hiện sự giải thoát là có thể

Tôi không biết luân hồi có thật hay không, tuy nhiên nếu mà nhìn rộng ra chứ không chỉ không gian 3D như vẫn đang sống thì cũng có thể lắm chứ. Dù sao bánh xe này cũng rất thú vị và toàn diện. Và thậm chí sự tái sinh là không có thật đi chăng nữa, thì 6 giới chẳng phải vẫn tồn tại ngay trong cuộc sống con người hay chăng?

- Có những người phải chịu đựng cuộc sống như địa ngục, cũng có những người đói khổ bởi đói và khát giống giới ma đói. Cũng có những người hàng ngày lần tìm bữa ăn, bế tắc trong vòng quay sinh tồn chẳng khác gì động vật. Và đương nhiên có cả những con người bình thường. Trong cuốn Meaning of Life còn so sánh người Mỹ giống như God, và Nga giống như semi-God. Nếu nói về mức độ thì phần nào so sánh vậy cũng đúng (trong một số hoàn cảnh). Và ngay cả với mỗi người, có những trạng thái tâm lý tùy từng thời kỳ thể hiện 6 giới này luôn.

<< Kiếp này tui là người. Nhưng nếu mà để đoán kiếp trước là gì thì chắc tui đoán kiếp trước tui là semi-God quá, vậy nên tui mới thích Atula zị. Cảm quan sau khi đọc Wikipedia + Meaning of life - Buddhist perspective of Cause and Effect >>

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%AFu_lu%C3%A2n
Wiki tiếng việt xài từ ngữ đúng hơn, vì nói cho cùng thì mình không theo đạo, mà chỉ vì thấy vô tình đọc được bài này và quyển sách (đoạn sau thì không hiểu mấy) thấy cách nhìn thú vị nên dịch đôi chút ra :D.




Sunday, June 8, 2014

Nghèo và hỗ trợ

Đọc title này nhớ tới vài suy nghĩ gần gần đây.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/179764/-ngheo-ma-luoi-lao-dong-khong-nen-duoc-ho-tro-.html

Cái gì cũng có tính 2 mặt của nó.
Sự hỗ trợ này cũng vậy. Với những người thực tình muốn vươn lên, nó là cái phao cứu sinh, là cái cần câu để họ vươn lên thoát nghèo. Vâng, nếu họ muốn vươn lên.

Còn với những kẻ ỷ lại, thì càng hỗ trợ, càng nghèo. Châu Phi đấy, càng hỗ trợ càng nghèo. Tôi không đi nhiều, nhưng tôi có may mắn là sách giờ nhiều, tôi được đọc và nhìn qua con mắt của những người đi nhiều. Từng đọc trong blog của chị Phương Mai khi chị đi làm tình nguyện ở châu Phi. Họ được rót tiền, để rồi những giáo viên uể oải dậy học khi có người đến xem, họ chỉ trưng bày ra vậy thôi để tiền vào, vào nữa. Tiền vào túi ai? Và có đến túi người nghèo, thì họ có dùng nó đúng không?

Trước đây, còn nhỏ, có một chương trình Vượt qua chính mình do Quyền Linh dẫn chương trình. Những người dân quê chơi các trò chơi, ai thắng sẽ được phần quà là con trâu, hay hỗ trợ tài chính vài triệu. Hồi đó tôi tảy chay chương trình này lắm. Nghĩ: thật lố bịch, muốn giúp họ thì giúp đi cho rồi, sao phải bày ra những trò cười cho thiên hạ xem như vậy. Giờ nghĩ lại, có lẽ chương trình như vậy tốt hơn bất cứ chương trình từ thiện nào.

Có làm mới có ăn. Có hy sinh mới có thành quả. Cho dù làm trò cười cũng có đáng gì, vả lại vốn là cũng chẳng trò cười gì, cũng là những trò chơi, đôi khi thì là chính nghề của họ mà thôi. Có vài triệu đồng, hay cả con trâu, có mất công mất sức tẹo cũng xứng thôi.

Dạo gần đây, có nhiều chương trình từ thiện cơm miễn phí cho người nghèo. Rất đáng hoan nghênh. Rồi sau đó cũng có nhiều hiện tượng như người không nghèo lắm cũng đến ăn trực. Tôi có đọc 1 bài phân tích chỉ trích nghĩa cử cơm miễn phí này, đọc cũng có lý. Có 1 ý đó là cơm miễn phí làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các quán cơm bình dân thường. Lúc đó tôi cũng nghĩ nhiều, nên làm thế nào cho đúng?

Sau một hồi, có lẽ cơm cho người nghèo chỉ nên có cơm không thôi :D. Cần thì cho thêm muối. Cơm không là đủ không chết đói. Còn họ muốn có nhiều hơn, họ phải lao động. Cơm miễn phí phải kém chất lượng hơn cơm bán quán. Thế người ta mới có động lực mà làm chứ. ^^!

Saturday, May 31, 2014

What is the meaning of life?

What is the meaning of life?

I did ask myself this question hundreds times. At some point of time, I found myself some answers that satisfied my conquer at that temporary time. They by some way makes me feel more eager with life. Then again and again, I constantly ask the question again, again and again. The once-

Until now, there's no comprehensive answer.

Once, I thought the meaning of life is to fulfill some missions. People mutually interact. Actions of some people affects others' lives... and so on and so on. It's like the mission of Sai in Hikaru no go is to show Hikaru the enjoyment of playing go ( a kind of chess game). Some have mission to record the history, some is to bring happiness and care to other people.

Once, I thought the meaning of life is to experience, to fall, to stand up and learn and fall again. It's about the experience, the feeling we have facing the life, the memory... I did find this answer when I were. Later on, I read some sharing thought of famous people who were already successful, fail and stood up. Some chose to religion path to assuage their pains...

But these answers haven't comforted me enough.

Maybe there's no answer at all. I just know, trying to be busy, doing something new, you'll find life worth living. (Just an attempt trying to be cool :)) -  I know it's true but I have never been a good practitioner :P).

Tuesday, April 1, 2014

Frozen Planet

Đây là dự án dịch phim từ thời xa xửa xa xưa của mình. Một trong những dự án dịch khiến mình cảm thấy hạnh phúc (dù cũng khá gian nan khi lần đầu tiên dịch một bộ dài hơi vậy). Cho tới hiện tại, chưa từng xem một bộ phim tài liệu nào hình ảnh đẹp và hùng vĩ đến như vậy, cũng như có kết cấu hợp lý như thế.

Nhân dịp đọc lại mấy dòng giới thiệu (vốn là cảm xúc thật khi xem trước kia), thiết nghĩ cop lại để lưu giữ trong blog này cũng là việc đáng làm.

Giới thiệu phim:

Frozen Planet là loạt phim tài liệu đồng sản xuất bởi BBC, Discovery Chanel và The Open University miêu tả cuộc sống băng giá ở các vùng cực (Bắc Cực và Nam Cực). Bộ phim ghi lại giai đoạn lịch sử tự nhiên các vùng cực nhiều người chưa từng được biết tới, cũng như có thể không bao giờ thấy lại được nữa do biến đổi khí hậu.


Bộ phim được quay trên nhiều địa điểm: từ các vùng nước ở Bắc Cực, Nam Cực, các vách đá ven biển nơi những con hải âu lớn trú ngụ, đến vào sâu trong đất liền, thậm trí ở tại một miệng núi lửa đang hoạt động mạnh nhất trên Trái Đất.

Đoàn làm phim đã trải qua nhiều thử thách, từ khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ luôn ở âm hàng chục độ C, ban ngày và ban đêm trải dài tới nhiều tháng, nguy hiểm chết người để quay được những thước phim trung thực và giá trị về cuộc sống của động vật hoang dã, của thiên nhiên.

Và có thể nói họ đã thành công.

Bạn sẽ được chứng kiến không chỉ sự trang lệ của khung cảnh băng giá, sự nghiệt ngã của điều kiện sống; mà còn là cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt của các loài động vật bao gồm cả con người. Có thể, trong cuộc sống bạn đã gặp nhiều khó khăn, nhưng so với cuộc sống của những loài động vật nơi đây thì không là gì. 


Và có lẽ bạn sẽ cảm thấy mình gặp nhiều may mắn khi còn được có những lựa chọn. Để sinh tồn, chúng chỉ có những con đường đi duy nhất, chỉ có những lựa chọn nhất định mà đôi khi đồng nghĩa với việc mạo hiểm mạng sống của chính mình, chỉ để được tiếp tục tồn tại. Có thể có những kẻ thành công, và cũng không ít kẻ thất bại; nhưng người ta không thể không khâm phục lòng dung cảm và tinh thần của chúng.

Bên cạnh đó, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên những khoảnh khắc vui nhộn, hài hước, và cảm động mà có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến chúng ở các loài động vật, đặc biệt những loài động vật dễ thương như gấu Bắc Cực, chim cánh cụt, cá voi,…

 Hi vọng  giống như tôi, loạt phim tài liệu này sẽ đem đến cho bạn những hiểu biết cơ bản, cũng những cảm xúc khó quên về một phần thế giới mà bạn chưa từng được hiểu hết. Và biết đâu, nó sẽ gieo mầm cho lý tưởng để một ngày nào đó, một trong những người đã từng xem bộ phim này đặt chân tới những vùng cực xa xôi kia. ^^ .




Phần chính của bộ phim gồm bảy phần: tập đầu tiên giới thiệu về cuộc hành trình. Bốn tập tiếp sau nói về sự thay đổi theo các mùa, được tiếp nối bởi một tập riêng về hoạt động của con người trên vùng cực. Tập 7 “On Thin Ice” miêu tả những tác động do sự nóng lên của Trái Đất:

1. “To the Ends of the Earth” – Nơi tận cùng của Trái Đất
2. “Spring” – Mùa xuân
3. “Summer” – Mùa hè
4. “Autumn” – Mùa thu
5. “Winter” – Mùa đông
6. “The Last Frontier” – Biên giới cuối cùng
7. “On Thin Ice” – Trên băng mỏng
8. “The Epic Journey” – Hành trình vĩ đại

P/S: Rất cảm ơn bạn Trang Quạ đã edit bộ này và trình bày đẹp sẵn cho mình chỉ việc copy :))

Friday, February 28, 2014

Người Trung Quốc vô cảm và Hiệu ứng bàng quan (You are not so smart series 2)

Question: Nếu bạn gặp tai nạn, bạn nghĩ mình sẽ có nhiều khả năng được trợ giúp khi ở đâu?
1. Trên đường phố đông người
2. Ở vùng nông thôn thưa thớt người qua lại

Mấy năm trở lại, thi thoảng báo mạng lại đăng một vài vụ việc về tình trạng suy đồi đạo đức của con người, gần đây nhất tôi nhớ là vụ người dân lân cận đổ ra cướp một xe tải chở bia bị đổ.


Chuyện này làm tôi nhớ lại một cuộc thảo luận trước kia tôi từng tham gia nói về tình trạng vô cảm của người Trung Quốc. Theo tôi nhớ, câu truyện bắt đầu từ một bài báo dịch những người trên đường phố đã vô cảm bỏ mặc một em bé bị nạn.
http://m.tin247.com/clip_tai_nan_thuong_tam_va_vo_cam_o_trung_quoc-2-22069332.html

Đã có nhiều người cố gắng giải thích cho hiện tượng này, nào là do bản chất dân tộc, nào là do mặt trái của xã hội phát triển, cơ chế thị trường, tình trạng lừa đảo,... Tuy nhiên, bài viết này sẽ đề cập tới hiện tượng trên dưới góc độ tâm lý con người, tóm lại là người Việt Nam vô cảm, người Mỹ vô cảm, người Hà Lan vô cảm,... người Trái Đất vô cảm... chứ không riêng người Trung Quốc vô cảm.

Năm 1968, Eleanor Bradley bị ngã và gãy chân trong một cửa hàng đông người qua lại. Trong 49 phút, mọi người chỉ đi qua và đi xung quanh cô cho tới khi một người đàn ông thấy có điều gì đó bất thường. Năm 2000, 1 nhóm thanh niên tấn công 60 người phụ nữ tại Central Park ở New York. Hàng ngàn người chỉ nhìn, không ai gọi điện cho cảnh sát. Tìm lại thì được một số link sau đây:

http://www.nytimes.com/2000/07/11/nyregion/trials-of-men-charged-in-central-park-attacks-may-begin-in-fall.html

Hiện tượng này gọi là Hiệu ứng bàng quan (bystander effect). Các nhà tâm lý học xác định rằng càng nhiều người hiện diện khi một người cần trợ giúp khẩn cấp, người ta càng ít muốn giúp đỡ.

Năm 1970, 2 nhà tâm lý học Bibb Latane và John Darley làm một thí nghiệm giả đánh rơi bút chì hay tiền xu 6000 lần. Thí nghiệm được thực hiện khi họ ở nơi đông người, hoặc khi họ chỉ ở gần 1 người thôi. Kết quả là 20% số lần ở gần nhiều người có người nhặt giúp đồ, và con số này là 40% khi có 1 người.

Họ tiếp tục thực hiện 1 thí nghiệm táo bạo hơn. Trong thí nghiệm họ thuê vài người điền vào bảng trả lời câu hỏi. Sau đó vài phút họ thả khói vào căn phòng. Họ thực hiện 2 thí nghiệm. Thí nghiệm thứ nhất, người trả lời ở 1 mình, thí nghiệm thứ 2, có 3 người ở cùng 1 chỗ. Khi 1 mình, mọi người mất khoảng 5s phát hiện và lo lắng. Trong khi ở trong nhóm, người ta mất 20s mới chú ý. Khi một mình, đối tượng phát hiện ra khói, chạy khỏi phòng để báo về vụ việc. Còn khi ở trong nhóm, họ chỉ ngồi và quan sát người còn lại tới khi khói dày tới mức họ không nhìn thấy bảng câu hỏi nữa. Chỉ có 3/8 người chạy khỏi phòng và họ mất tầm 6 phút mới đứng dậy.

Sự xấu hổ là nguyên nhân gây ra phản ứng trong nhóm. Bạn thấy khói, nhưng bạn không muốn người ta nghĩ bạn là kẻ ngốc, nên bạn ngó quanh những người xung quanh để xem họ đang làm gì. Và ai cũng nghĩ vậy, Không ai phản ứng, và không ai thấy dấu hiệu cảnh báo. Người thứ 3 thấy 2 người còn lại bình thường, họ bớt sợ hơn.

Ai cũng bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người khác về thực tế, do một hành vi tâm lý khác tên là ảo tưởng về tính minh bạch  (illusion of transparency). Bạn có xu hướng nghĩ một người khác nhìn vào bạn có thể nói cho bạn biết bạn nên nghĩ và cảm thấy gì. Thực tế là họ không thể, họ cũng nghĩ điều tương tự. Cuối cùng dẫn tới vô tri đa nguyên (pluralistic ignorance) - trạng thái mà tất cả mọi người đều nghĩ chung một điều nhưng lại nghĩ rằng mình là người duy nhất nghĩ như vậy.

Sau khi khói phủ đầy căn phòng, tất cả những người thí nghiệm cho biết trong lòng đều hoảng sợ, nhưng do chẳng ai có vẻ có biểu hiện gì cả, nên họ cho rằng chắc chỉ do họ lo lắng vậy thôi.

Các nhà khoa học tiếp tục đẩy thí nghiệm tiến xa hơn. Những người tham gia cũng trả lời câu hỏi trong phòng, trong khi ở một căn phòng gần đó, một phụ nữ la hét như thể bị gãy chân. Khi 1 mình, 70% số người rời phòng xem có chuyện gì xảy ra không. Khi ở trong nhóm, chỉ có 40%.

Hiệu ứng bàng quan càng trở nên mạnh mẽ khi bạn nghĩ người cần giúp đỡ bị tấn công bởi người quen của người đó.

Năm 1978, Lance Shotland và Margret Straw thực hiện 1 thí nghiệm cho mọi người thấy cảnh 1 cặp nam nữ đánh nhau, và nhận thấy mọi người đa phần không can thiệp khi người phụ nữ nói "Tôi không biết tại sao tôi lại lấy anh". 65% giúp khi cô này hét lên "Tôi không quen anh".

Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần một người giúp đỡ là những người khác cũng cùng tham gia giúp. Bất kể là hiến máu, nhờ giúp thay lốp xe, làm rơi tiền, hay can thiệp vào trận xô xát, đều chỉ ra mọi người xúm vào giúp khi thấy một người làm gương.

######## (Đoạn này dùng ngôn từ chủ quan cá nhân)
Bài học:
Khi gặp nạn, nên kêu cứu một cách thông minh. Đừng kiểu la làng "Ối zời ơi, thằng zời đánh này nó đánh tôi" người ta tưởng mình quen nó mà không giúp thì khổ.

Thứ hai, không nên vì thiên kiến mà nhìn nhận sự việc lệch lạc. Do không thích một cái gì đó, mà cho rằng mọi thứ liên quan tới nó đều xấu xa mà bỏ qua những gì tốt đẹp, có thể học hỏi được là không nên. Việc nhiều người ghét mọi thứ liên quan tới Trung Quốc chắc cũng không khác gì ngày xưa coi mọi thứ liên quan tới tư bản đều là xấu xa.

Thứ ba, học cách quan sát thông minh. Bạn nên là người thông minh, chứ đám đông họ cũng không thông minh lắm đâu. Khó nhỉ. Phân biệt thật giả thật là khó.

Thứ tư, mình chuyên gõ sai từ thí nghiệm thành thí nghiệp =.=.


Notes:

Hiện tượng này đã được nhiều người viết (mấy vụ vô cảm thu hút nhiều sự chú ý mà). Tuy nhiên, thứ nhất nó nằm trong quyển You are not so smart, thứ 2 tôi thấy nó thú vị, thứ 3 người ta cũng không có dịch và nêu ra các thí nghiệm về hiện tượng này, nên viết lại chắc cũng không thừa thãi lắm.

Một trong những chuyện hay được trích dẫn về vấn đề này là vụ Kitty Genovese bị đâm chết gần khu phố cô ở. Báo chí hay mô tả vụ việc 38 nhân chứng thấy cô bị tấn công và không ai can thiệp. Tuy nhiên vừa đọc lại Wiki vụ này, thực tế là cô gái bị tấn công 3 lần ở 3 nơi khác nhau, có những chỗ khuất, và các nhân chứng không để ý và biết được sự nghiêm trọng của vụ việc, đa phần nghĩ đó là vụ tranh cãi giữa 1 cặp. Một số nhà tâm lý học cho rằng vụ việc này không phải ví dụ rõ ràng về Hiệu ứng bàng quan. Tôi đồng quan điểm với họ.
http://en.wikipedia.org/wiki/Murder_of_Kitty_Genovese (Chi tiết về vụ việc)

Wednesday, February 12, 2014

God trong The color Purple (Alice Walker)

The color Purple

Màu tía là truyện tiếng anh đầu tiên tôi đọc, cách đây gần 1 năm. Truyện dày 304 trang, qua lời kể nhân vật chính - một phụ nữ Mỹ gốc Phi thất học, nên câu cú trong truyện sai chính tả tùm lum. Ấy vậy mà tôi đọc liền tù tì chỉ trong 3 ngày, và không ngần ngại đánh giá 5*.

Truyện về một người phụ nữ tên Celie, bị cha của mình xâm hại tình dục khi 14 tuổi và sinh ra 2 đứa trẻ, đều bị chính người cha đó cho đi. Sau đó cô bị gả cho một người đàn ông góa vợ, độc ác, đánh đập cô bất cứ khi nào có thể. Celie trở thành cái bóng, cam chịu để tồn tại. Mọi chuyện thay đổi khi chồng cô mang về Shug, người đàn bà ông ta yêu suốt cuộc đời nhưng đã không lấy được. Shug là một ca sĩ, một phụ nữ hấp dẫn và nổi loạn, nhưng lúc ấy cô đang ốm hết mức.

Chính Celie đã chăm sóc Shug, từ đó hình thành tình cảm giữa 2 người - có lẽ là một thứ kết hợp giữa tình bạn và tình yêu (Shug kiểu như biosexual, có thể bị thu hút bởi cả 2 giới, còn Celie thì quá ghê tởm đàn ông sau những lần bị bạo hành nên chuyển qua thích phụ nữ). Cả 2 đã cùng khám phá ra việc chồng Celie - Albert đã giấu những bức thư của em gái Celie - Nettie về chuyện cô đã tìm ra cặp vợ chồng nhận nuôi 2 đứa con của Celie. Cô đã theo gia đình đó dạy học và truyền đạo ở quê hương châu Phi, và sau khi người vợ qua đời, cô đã chăm sóc những đứa trẻ và sau đó yêu , kết hôn cùng người chồng.

Celie ở đầu truyện là một cái bóng, thì ở cuối truyện đã trở thành một phụ nữ tự tin, có công việc kinh doanh riêng. Cô cũng khám phá ra người cha đối xử tàn tệ với cô không phải cha ruột của cô. Truyện kết thúc có hậu, khi Celie đoàn tụ cùng các con và em gái, và mọi người bỏ qua tất cả hận thù, sống yên ổn, an lành. Bên cạnh cuộc đời của Celie, xen kẽ là những mảnh đời phụ nữ khác: Sofia - người con dâu mạnh mẽ của Albert, đã đi tù vì động chạm tới một người da trắng, Squeak - người vợ thứ 3 của Albert ( k rõ có cưới không, không nhớ lắm), Shug Avery, những người thổ dân châu Phi, cuộc đời cha mẹ ruột của Celie...

Truyện là một bài ca đẹp về cuộc sống những người Mỹ gốc Phi sau khi được giải phóng khỏi chế độ nô lệ, về cuộc cách mạng của chính những người phụ nữ gốc Phi.

Một điều rất đẹp và ấn tượng trong truyện này khiến tôi nhớ mãi là quan điểm về Chúa. Tôi - với tư cách một kẻ dị ứng với những gì thái quá (đơn giản vì một khi cái gì đó là thái quá, người ta sẽ phủ nhận mọi thứ khác, độ mở của người đó sẽ giảm, điều này khiến tôi khó chịu) vốn không thích những tác phẩm tung hô bất kỳ một tôn giáo nào mù quáng. Tuy nhiên quan niệm về Chúa trong "The color Purpose" lại rất đẹp.

Celie trước những bất hạnh trong đời mình đã mất niềm tin vào God. Nhưng sau này khi được Shug giảng giải, một lần nữa Celie đã lấy lại niềm tin. Vậy God trong "The Color Purple" là gì?

"God is inside you and inside everybody else. You come into the world with God. But only them that search for it inside find it
....

It? I ast. Yeah, It. God ain't a he or a she, but a It.

But what do it look like? I ast.

Don't look like nothing, she say. It ain't a picture show. It ain't something you can look at apart from anything else, including yourself. I believe God is everything, say Shug. Everything that is or ever was or ever will be. And when you can feel that, and be happy to feel that, you've found It.

My first step from the old white man was trees. Then air. Then birds. Then other people. But one day when when I was sitting quiet and feeling like a motherless child, which I was, it come to me: that feeling of being part of everything, not separate at all. I knew that if I cut a tree, my arm would bleed. And I laughed and I cried and I run all around the house. I knew just what it was. In fact, when it happen, you can't miss it. It sort of like you know what, she say, grinning and rubbing high up on my thigh.

People think pleasing God is all God care about. But any fool living in the world can see it always trying to please us back. Yeah? I say. Yeah, she say. It always making little surprises and springing them on us when us least expect."
Làm biếng chưa dịch ra nữa :P
P/S: Cuối cùng, xin giải thích đôi chút lý do về việc viết review này. Hôm qua tôi đọc 1 truyện tranh tên là Tower of God ( thật ra đọc 30 chap chưa có j liên quan tới chúa hết :)) ), gần đây đọc 1 quyển sách về người Do Thái - về việc người Do Thái sáng tạo ra chúa, một chúa không hình thể chỉ tồn tại từ chính sự hình dung của mỗi người. Điều đó khiến tôi nhớ tới câu chuyện 1 người bạn của tôi kể với tôi về quan điểm của Einstein về chúa và niềm tin (thực ra thì là 1 đoạn đối thoại lằng nhằng, kết luận là chả ai chứng minh được ai đúng ai sai :)) ). Cảm thấy có chút ít mâu thuẫn giữa câu truyện tôi đi search thử quan điểm tôn giáo của Einstein thì thu được " He said he believed in the "pantheistic" God of Baruch Spinoza, but not in a personal god, a belief he criticized" - một quan điểm hiểu nôm na God chính là Tự nhiên. Từ đó, lại khiến tôi nhớ về quan điểm của God trong The Color Purple. Haha, giải thích hơi lằng nhằng một chút.

My life as a quant - To: Friends in QCF2013



Đây sẽ là một bài viết nhỏ về quãng thời gian đầu tiên làm việc tại Goldman Sach với tư cách một Quantitative Analyst (quant) của Emanuel Derman, một nhà vật lý lý thuyết chuyển qua làm việc trong ngành tài chính, mà tôi muốn dành tặng các thành viên trong lớp QCF 2013. Nó không chỉ là kinh nghiệm và thực tế làm việc của nghề quant, đối với tôi câu chuyện của Derman chứa đựng các bài học hữu dụng trong bất kỳ môi trường nào, dù là làm việc hay học thuật. Hy vọng nó có thể khích lệ tinh thần mọi người, cũng như giúp mọi người học hỏi được chút nào đó.

Công việc đầu tiên của Derman là hoàn thiện hơn mô hình cùng phần lập trình định giá quyền chọn trái phiếu mà sếp ông đã phát triển. Mô hình này là bản chỉnh sửa mô hình định giá quyền chọn cổ phiếu Black-Scholes.

Mô hình này có một vài nhược điểm:
- Nó định giá quyền chọn trái phiếu ngắn hạn khá chính xác, nhưng không phù hợp với các trái phiếu dài hạn
- Mô hình không thể hiện được sự liên hệ giữa các trái phiếu có kỳ hạn khác nhau ( khác với cổ phiếu của từng công ty có thể độc lập, trái phiếu kỳ hạn khác nhau có mối liên hệ chặt chẽ với nhau).
- Giao diện phần mềm định giá khó sử dụng. Các nhà giao dịch mỗi lần đưa ra giá cả phải nhập tương đối nhiều đầu vào chỉ trong 1 dòng (giá hiện tại, kỳ hạn, coupon, thời hạn đáo hạn quyền chọn, giá thực hiện, lãi suất ngắn hạn,..). Mỗi lần chỉ muốn thay đổi một đầu vào họ lại phải lặp lại quá trình phiền phức này lần nữa.
- Mô hình được viết bằng FORTRAN, trong khi ngành đang dần chuyển sang sử dụng C.

Derman sớm viết lại chương trình bằng C. Nhưng thành công lớn nhất của mô hình mới là giao diện dễ sử dụng, giúp Derman tạo dựng uy tín với các trader.

Cụ thể, chương trình cho phép đầu vào và đầu ra cùng xuất hiện trên 1 màn hình. Trader chỉ cần bấm nút "Calculate" để định giá, muốn thay đổi 1 phần đầu vào họ chỉ cần thay đổi mỗi đầu vào đó mà không cần nhập các dữ liệu khác không đổi. Đặc biệt, chương trình cho phép lưu các thông tin của vụ trao dịch vào một file trong máy tính để xem lại. Điều này góp phần không nhỏ tăng hiệu quả làm việc của các trader.

Nhiệm vụ thành công đầu tiên của Derman đã mang lại cho ông cơ hội làm việc quý giá với Fischer Black - đồng tác giả của phương trình Black-Scholes nổi tiếng. Fischer, Derman và một nhà lập trình tên Bill Toy đã cùng nhau xây dựng mô hình định giá được biết đến rộng rãi với tên FDT (viết tắt tên các ông).

Thời điểm đó, người ta vẫn chưa nghĩ ra cách định giá quyền chọn trái phiếu cho đúng. Đa phần các học chỉnh sửa từ mô hình định giá quyền chọn cổ phiếu Black-Scholes để định giá quyền chọn trái phiếu, tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả cho lắm. Trái phiếu khác cổ phiếu ở chỗ giá trị tương lai của trái phiếu là xác định.

Như trong 2 đồ thị thể hiện giá cổ phiếu và trái phiếu trong 30 năm, sau đúng 20 năm, giá trái phiếu hội tụ về đúng giá hiện tại của nó là 100$.




Với kinh nghiệm làm việc thực tế, sếp của Derman (và một số người làm việc trong ngành) không xây dựng mô hình trên giá trái phiếu mà trên lợi suất của nó (trong thực tế, khách hàng và các trader cũng chỉ quan tâm tới lợi suất). Lợi suất trái phiếu là tỷ lệ lợi nhuận trung bình hang năm của trái phiếu khi bạn mua ở giá hiện tại, hang năm nhận coupon, và đến cuối kỳ nhận khoản trả lãi cuối cùng. Lợi suất trái phiếu này có dynamic tượng tự dynamic của cổ phiếu.

Tuy nhiên, như ở phần trên đã đề cập bên trên, các cổ phiếu có thể được coi như các biến độc lập, thì các trái phiếu lại giống một mô hình dây xích, quan hệ chặt chẽ với nhau (1 trái phiếu 5 năm thì sau 2 năm sẽ trở thành 1 trái phiếu 3 năm). Phải mô hình hóa toàn bộ các loại trái phiếu chứ không thể chỉ 1 loại riêng biệt.

Nhóm của Derman đã xây dựng mô hình với ý tưởng coi trái phiếu dài hạn là một loạt trái phiếu ngắn hạn. Ví dụ: lợi suất trái phiếu 2 năm có được nhờ lợi suất 2 khoản đầu tư liên tiếp 2 năm: khoản đầu tư năm thứ nhất đã biết, năm thứ 2 chưa biết. Giá trái phiếu 2 năm hiện tại phụ thuộc và phân bố lợi suất 1 năm trong tương lai chưa biết đó.

Nhóm của ông dần dần hoàn thiện mô hình và thay thế bước thời gian từ 1 năm xuống ngắn hơn: hàng tháng, hàng tuần,... và thay thế bằng mô hình lưới như dưới đây.


Mô hình đã khắc phục được nhược điểm "không thống nhất giá giữa các loại trái phiếu" và được sử dụng để định giá ở Goldman.

Tuy nhiên mô hình nào cũng được xây dựng trên giả định, giả định của mô hình này là: thị trường chỉ quan tâm tới một yếu tố duy nhất là lãi suất ngắn hạn, toàn bộ lãi suất dài hạn chỉ đơn giản phản ánh quan điểm về lãi suất và biến động lãi suất tương lai mà thôi. Điều này không nhất thiết hoàn toàn đúng.

Tới năm 1990, gần 4 năm sau khi được phát triển, công trình này được công bố trên Financial Analysts Journal và được chào đón nhiệt liệt mặc dù trước đó có các mô hình tương tự được công bố như các mô hình lãi suất của OldrichVasicek, Cox, Ingersoll, Ross,...

Lý do Derman giải thích cho sự thành công mô hình của ông có 3 điểm:
- Mô hình xuất phát từ thực tế, tập trung vào các quyền chọn cổ phiếu vào đúng thời điểm thị trường này phát triển, trong khi các mô hình khác lại tập trung vào mô hình hóa các vấn đề chung của đường lợi suất.
- Thứ hai, mô hình được trình bày dưới mô hình cây nhị thức, đơn giản, dễ ọc, cũng như gần với các thuật toán sử dụng cho các chương trình máy tính.
- Lý do cuối cùng, trong khi các mô hình khác đưa ra các công thức gải thích không khớp với định dạng các đường lợi suất, thì mô hình BDT lại có thể được chỉnh sửa cho hầu hết bất kỳ đường nào, do đó có thể sử dụng trong giao dịch ngay.

This article (maybe you can call it summary of a part of a book) is about the experience of a successful quant. I have learnt things from it: the way pragmatist of the industry works, how you thinks “out of the box” or the importance of communication. It also blow my mind on the way these genius create models and shape some kind of dreams for me. You can see the graph on stock and bond prices, aren’t they beautiful?
I write it for my class’s friends, both who decide to choose another path and who continue this path. I hope it could encourage you as it did to me, and it will help you to work out in both academic and working environment. Whatever path you choose, I hope you will be happy and proud of yourself. Best wishes!