Hình ảnh Wheel of Life được thấy tại nhiều chùa chiền Tây Tạng. Người ta tin rằng nó được chính Phật Tổ vẽ để giảng giải Phật pháp cho người bình thường.
Hình vẽ có 3 phần chính:
1. Phần chính giữa thể hiện 3 nguồn cội của luân hồi
2. Lớp thứ 2 chia ra thành 2 loại nghiệp
3. Lớp thứ 3 thể hiện 6 giới tương ứng với 2 loại nghiệp
4. Lớp thứ 4 tiếp theo là 12 liên kết tuần tự lý giải quá trình nhân quả một chi tiết hơn
Lõi của bán xe là 3 loại độc dược được thể hiện bởi 3 loài vật: con lợn (biểu tượng của vô tri - ignorance), con rắn (đại diện cho sự thù ghét), và con chim (đại diện cho desire, ham muốn). Trong nhiều bức vẽ, con rắn và con chim chui ra từ mồm con lợn, thể hiện rằng sự thù ghét và ham muốn có nguồn cội từ vô tri. Mặt khác, con rắn và con chim cắn đuôi con lợn, thể hiện chính sự thù ghét và ham muốn lại càng thúc đẩy vô tri nhiều hơn.
Vô tri ở đây không chỉ là không có khả năng tiếp nhận sự thật, mà còn là sự hiểu nhầm trạng thái của chính mình hay các chủ thể khác. Do sự hiểu nhầm này, tạo nên ham muốn và thù ghét. Do không biết bản chất thực sự của sự việc, hiện tượng, chúng ta càng tạo ra ham muốn với những gì chúng ta yêu thích và căm ghét những gì chúng ta không thích, hay những gì cản trở ta có được điều ta ham muốn.
Dưới sự tác động của 3 loại độc dược này, vòng quay luân hồi phát triển rộng ra, tạo nên nghiệp.
Có 2 loại nghiệp: nghiệp tốt và nghiệp xấu. Người có hành động xấu đẩy họ rơi xuống giới thấp, người có hành động cao quý ở các giới cao hơn.
6 giới
1. Cao quý nhất là thần linh. Họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc, dài lâu. Tuy nhiên khi nghiệp tốt của họ đã hết thì họ có thể bị đẩy xuống sinh ra ở giới thấp hơn
2. Bán thần. Giống thần linh nhưng họ luôn ghen tỵ và gây chiến tranh với thần linh.
3. Giới người. Con người phải chịu đói, khát, nóng, lạnh, chia ly, ám hại, thất vọng khi không đạt được mong ước, và chịu đựng những điều không mong muốn. Họ cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh tử.
Con người được hưởng cả hạnh phúc và đau đớn, vậy nên chúng ta không phải chịu quá nhiều đau đớn, nhưng cũng không ngủ say trong nhung lụa. Điều này luôn nhắc nhở để con người có động lực tìm ra con đường cải thiện hoàn cảnh.
4. Giới động vật. Không có quyền lựa chọn, thường bị sử dụng cho mục đích của người khác. Luôn phải lo lắng tìm thức ăn, phải lao động cực nhọc, bị con người bóc lột thậm tệ.
Giới động vật thể hiện cho sự vô tri
5. Giới ma đói: được vẽ có bụng to nhưng cỏ họng nhỏ, vậy nên chỉ một lượng nhỏ thức ăn có thể xuống tới họ, nhưng ngay cả như vậy cũng khiến họ vô cùng đau đớn khi thức ăn chà xát cổ họng họ.
6. Địa ngục: 8 địa ngục nóng, 8 địa ngục lạnh, và các địa ngục lân cận. Tổng cộng có 18 địa ngục.
12 liên kết tuần hoàn (đã đọc nhưng chưa hiểu lắm), bao gồm:
- Vô tri (hình một người mù lòa tìm đường)
- Hành động ( hình người thợ thủ công làm ra chiếc bình)
- Ý thức ( hình người hay khỉ đang hái trái cây)
- Tên và hình (hình 2 người đàn ông trèo thuyền) thể hiện cho cơ thể và trí óc
- 6 giác quan (hình tòa nhà có 6 cửa sổ): mắt, tai, mũi, họng, cơ thể và trí óc
- Tiếp xúc (hình 2 người ôm nhau)
- Đau đớn ( hình mũi tên đâm vào mắt)
- Khát - Một người nhận nước
- Nhận quả - Con người hay con khỉ nhận quả
- Tồn tại: người phụ nữ mang thai
- Sinh sản - đứa trẻ sinh ra từ người phụ nữ
- Già và chết - quan tài được khiêng đi
5. Hình con quái thú ôm lấy bánh xe thể hiện sự không vĩnh cửu
6. Hình mặt trăng bên trên bánh xe thể hiện sự giải thoát khỏi vòng luân hồi
7. Phật Tổ chỉ về phía mặt trăng thể hiện sự giải thoát là có thể
Tôi không biết luân hồi có thật hay không, tuy nhiên nếu mà nhìn rộng ra chứ không chỉ không gian 3D như vẫn đang sống thì cũng có thể lắm chứ. Dù sao bánh xe này cũng rất thú vị và toàn diện. Và thậm chí sự tái sinh là không có thật đi chăng nữa, thì 6 giới chẳng phải vẫn tồn tại ngay trong cuộc sống con người hay chăng?
- Có những người phải chịu đựng cuộc sống như địa ngục, cũng có những người đói khổ bởi đói và khát giống giới ma đói. Cũng có những người hàng ngày lần tìm bữa ăn, bế tắc trong vòng quay sinh tồn chẳng khác gì động vật. Và đương nhiên có cả những con người bình thường. Trong cuốn Meaning of Life còn so sánh người Mỹ giống như God, và Nga giống như semi-God. Nếu nói về mức độ thì phần nào so sánh vậy cũng đúng (trong một số hoàn cảnh). Và ngay cả với mỗi người, có những trạng thái tâm lý tùy từng thời kỳ thể hiện 6 giới này luôn.
<< Kiếp này tui là người. Nhưng nếu mà để đoán kiếp trước là gì thì chắc tui đoán kiếp trước tui là semi-God quá, vậy nên tui mới thích Atula zị. Cảm quan sau khi đọc Wikipedia + Meaning of life - Buddhist perspective of Cause and Effect >>
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%AFu_lu%C3%A2n
Wiki tiếng việt xài từ ngữ đúng hơn, vì nói cho cùng thì mình không theo đạo, mà chỉ vì thấy vô tình đọc được bài này và quyển sách (đoạn sau thì không hiểu mấy) thấy cách nhìn thú vị nên dịch đôi chút ra :D.
No comments:
Post a Comment