Friday, November 28, 2014

Review: Apocalypse Now (2)

Apocalypse Now (1)

<< Dài quá nên tách làm đôi >> :))
Apocalypse thì là một thứ cảm xúc nâng cao hơn. Sự điên rồ. Ấn tượng. Đây có lẽ là một trong những phim mà nhiều cảnh tôi nhớ được đến vậy. À, một điều đáng khen nữa ở bộ phim này là Tiếng Việt chuẩn và nước phim, cảnh quay rất đẹp, rất ấn tượng.

Bộ phim này cũng dùng một hình ảnh nổi tiếng: một người lính Việt Cộng đã chống cự mấy ngày trong khi anh ta trúng đạn lủng cả bụng, thứ duy nhất giữ nội tạng không trào ra ngoài là một cái bát úp vào bụng. Anh ta xin nước, nhưng kẻ thù anh ta đương nhiên không muốn. Khi đi qua nhìn thấy, một ông tướng đã nói bất kỳ người nào có thể làm được điều này đều xứng đáng uống nước, dù có là "dirty VC" đi chăng nữa (một lính của ông ta giải thích vì sao không cho anh ta nước, vì anh ta là một "dirty VC").



Đó là một cuộc đánh bomb vào vùng Việt Cộng chiếm đóng. Nơi ấy, một lớp học vừa tan, cô giáo trong bộ áo dài trắng thì một đợt bomb ập tới. Người ta la lên "Mỹ Ngụy tới" (tiếng việt chuẩn :)) ). Sau đó là hàng loạt súng nổ, trực thăng bắn đạn khắp nơi vào nơi đâu có người. Một phụ nữ chạy ra đánh bomb liều chết. Trong khung cảnh máu lửa ấy, chỉ huy đội trực thăng (vị tướng bên trên) ấy vẫn rảnh để nói chuyện lướt ván, và ông ta bắt 2 lính của mình lướt ván trong khi những người lính khác vẫn đang bắn giết, vẫn đang chết. Và rồi hình ảnh các máy bay thả bomb napan. Lúc đó tôi nghĩ, ồ hóa ra đây là bomb napal. Trông lửa bốc lên như những quả bomb nguyên tử nhỏ, một dãy cây chìm trong lửa cháy. Không phải điên rồ thì là gì?



Đó là một trại lính, dưới cơn mưa nhiệt đới tầm tã, hết phương tiện đi lại, chỉ huy không còn, những người lính mắc kẹt ở đó, có người phát điên. Trong số những người mắc kẹt, có cả 1 chiếc máy bay chở những cô gái "Play boy" trước tới Việt Nam biểu diễn cho lính Mỹ. Họ hết xăng và mắc kẹt ở đây. Và ông quản lý của họ đồng ý đổi với tàu của anh nhân vật chính 2 can xăng để các cô gái "vui vẻ" với những người trên chiếc tàu (tàu kiểu cano ấy, nhỏ thôi, có 5 người: 1 ông lái tàu, 1 ông muốn làm đầu bếp, 1 thằng nhóc da đen, 1 thằng nhóc trước đây là một tay lướt sóng cừ khôi (tên Lane), và nhân vật chính - đại úy tình báo với nhiệm vụ giết một vị tướng của chính quân đội Mỹ).

Cô Miss tháng 5 liên tục nói về việc mình mê huấn luyện chim. Cô gái cùng với thằng nhóc lướt sóng thì cứ kể lể, họ bắt em phải làm những gì không muốn làm, vì khán giả mong đợi như vậy, trong khi những tay lính mày mò cơ thể họ. Rồi có người gõ cửa, cô gái đó chạy và vấp, làm chiếc hộp rớt xuống. Thực ra đó là một chiếc quan tài, bên trong có một cái xác. Sau đó 2 người tiếp tục hôn hít khi cái xác vẫn nằm tênh hênh đó, khỏa thân, bên ngoài thì có thằng nhóc da đen trên tàu la hét, cô gái hỏi ai đó. Nó trả lời "Thưa cô, người tiếp theo".



Tiếp theo là một cảnh khiến tui ghét những lính Mỹ đó, và bắt đầu nghĩ họ chết đi cũng đáng (thực tế là sau vài tai nạn chiếc tàu chỉ còn 2 người). Chiếc tàu gặp một chiếc ghe của người Việt. E ngại đây là ghe tiếp tế, họ lên kiểm tra ghe. Những người trên ghe có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, nhưng người lái tàu vẫn yêu cầu ông đầu bếp kiểm tra. Chẳng thấy gì cả, ông đầu bếp liên tục hét lên là không gì cả, nhưng bị ép kiểm tra ông ta đá thúng đá nia. Có một cô gái trên ghe, họ thấy hình như cô đang giấu gì đó. Hoảng loạn, thằng nhóc da đen cầm khẩu súng liên thanh (không biết súng gì, súng có thể bắn một loạt đạn một lúc, có băng đạn rất dài) bắn một tràng dài.

Người trên ghe chết hết, cô gái bị một loạt đạn vào bụng nhưng vẫn thoi thóp. Hóa ra cô giấu chỉ là một con chó nhỏ. Họ định đưa tàu về để chữa cho cô gái. Oái oăm nhỉ, lúc trước nã một loạt đạn vào người ta chỉ vì nỗi sợ của mình, lúc sau lại giở lòng muốn cứu. Không điên rồ thì là gì??? Đại ý nhân vật chính không muốn chậm chuyến đi của mình, nên đã bắt chết cô gái luôn.

Cảnh ấn tượng tiếp theo: Sau khi đi qua cầu Đô Lương, đoàn người gặp một gia đình người Pháp, đã ở Việt Nam mấy đời, họ không rời Việt Nam và kiên quyết đấu tranh trên mảnh đất của họ. Ông chủ gia đình nói một câu. Chúng tôi chiến đấu ở đây vì đây là mảnh đất của chúng tôi, đã gây dựng bao nhiêu đời. Còn các anh, các anh chiến đấu vì một con số không to nhất lịch sự.

Cuối cùng, chiếc tàu cũng đến được nơi họ cần đến, nơi vị tướng cần bị ám sát sống. Ông ta xây dựng căn cứ ở Cambodia, sống với một cộng đồng người bản địa và được họ coi như thần. Nơi đây đầy sự chết chóc, bên bờ sông là xác một người bị treo lên cành cây. Đi sâu vào thì đầy những xác người và đầu người khắp nơi.



Những người dân đội trên đầu những chiếc nón tai bèo, có lẽ là chiến lợi phẩm của họ. Vị tướng đã biết trước nhiệm vụ của viên đại úy. Và ông ta đang chờ, đang đón đợi một người như anh ta. Trước khi đi tìm vị tướng, viên đại úy đã giao cho anh đầu bếp đánh tín hiệu điện đàm trong trường hợp anh ta không trở về. Anh ta bị bắt, và khi tỉnh lại, thấy viên tướng đi qua và ném thứ gì đó vào lòng mình. Đó là đầu anh đầu bếp.

Viên tướng sau một thời gian nhốt, thì thả anh ta ra, chăm sóc cho khỏe lại. Và ông ta kể ... Lý do vì sao ông ta điên loạn và giết người một cách khủng khiếp như vậy.

Khi ... ông ta gia nhập lực lượng đặc nhiệm ... Ông ta tới một ngôi làng, tiêm phòng bại liệt cho những đứa trẻ trong làng. Rồi khi ông ta trở lại, "họ" đã chặt hết những cánh tay được tiêm. Chất chồng, những cánh tay nhỏ bé. Ông ta đã khóc. << Vụ này thì mình không biết thật hay không hay chỉ là là sản phẩm tưởng tượng của tác giả, cũng không có ý bình luận gì>>. "Họ" kia không phải ác quỷ, nhưng họ vẫn có thể làm những điều đó. Họ có gia đình, vợ con, cũng biết yêu thương; họ chỉ là những "cán bộ được đào tạo". Và ông ta bảo, Mỹ không cần nhiều binh lính ở chiến trường này, mà cần ít người hơn, những người thiện chiến và có thể giống "họ". Và ông ta đã biến mình thành như vậy.

Ông ta để viên đại úy giết mình, để giải thoát khỏi nỗi đau. Ông ta muốn chết như một người lính, chứ không phải một kẻ khùng điên dở hơi. Cảnh giết ông tướng được diễn tả cùng lúc với cảnh người dân giết một con trâu, dùng rìu để chặt đứt cổ nó ra.



Kết thúc phim, viên đại úy bàn tay đầy máu cầm thanh đao (cùn) dùng để giết chết ông tướng đi ra. Những người dân nhìn thấy quỳ xuống như thể anh ta là vị thần mới của mình. Khi anh bỏ vũ khí xuống, họ cũng làm vậy. Anh đi giữa dòng người, dẫn Lane - người sống sót cuối cùng đi với mình.Hình ảnh cuối cùng là hình ảnh viên đại úy với những hình vẽ cải trang trên mặt, nền đằng sau là lửa và chiếc trực thăng, và giọng anh ta thầm thì "Horror... Horror...."



Hết phim.

Tôi có đọc một số bình luận trên hdvietnam về phim này (trên đường tìm link down - tôi có thói quen sưu tầm phim tôi thích), có người không thích, bởi phim miêu tả những người lính Việt Nam như những con chuột, chỉ biết chạy bom đạn, và khiếp sợ ông tướng kia. Phim được đánh giá trên IMDB khá cao, 8.5 với hơn 360k vote. Họ nghĩ phim này chỉ 1 chiều và chỉ có người Mỹ có thể đánh giá nó cao như vậy, và nó không xứng đáng xếp vào dòng phim phản chiến, mà cổ động bạo lực và là sự ngụy biện cho những tội ác của Mỹ gây ra (như thảm sát Mỹ Lai).

Nhưng nghĩ cho kỹ, chính bộ phim cũng xây dựng hình ảnh những lính Mỹ xấu xí, điên rồ, sợ hãi, run rẩy...Và tôi nghĩ nó là một tác phẩm phản chiến. Bởi người bình thường sẽ thấy đây là địa ngục, sẽ thấy sự kinh khủng của chiến tranh, và tránh xa, phản đối nó. Kẻ nào học theo có lẽ đã sẵn là những con quỷ rồi.

Sự thật thì ở trong quá khứ rồi. Vả lại, một bộ phim thì người ta được quyền sáng tạo để gửi đến những thông điệp của mình.

Tôi không đánh giá tính đúng sai của nội dung phim, hay lịch sử. Nhưng thực sự đây là một kiệt tác nói lên sự hãi hùng của chiến tranh. Và cảm ơn trời, chiến tranh đã qua đi. Và tôi hy vọng đất nước này sẽ không bao giờ phải trải qua những thời khắc đen tối như vậy nữa, dù vì bất kỳ nguyên nhân gì.

 http://www.imdb.com/title/tt0078788/?ref_=tt_rec_tt

Review: Apocalypse Now (1)

Thành thật mà nói thì tôi không có đánh giá gì về nội dung, hay đúng sai của bộ phim này hết. Đơn giản vì tôi không sống trong chiến tranh, và quả thực nếu có sống đi nữa, tôi cũng không biết liệu mình có thể có một cái nhìn toàn diện về nó hay không. Đối với tôi, từ khi tôi bắt đầu biết có nhận thức tới giờ không thay đổi: bất kể cuộc chiến tranh nào cũng là vô nghĩa, bất chấp các bên có biện hộ về mục đích của mình có tốt đẹp đến đâu.

Bởi vì cho đến tận cùng, không ai có thể biết trước được tương lai ra sao. Tôi chỉ biết hàng triệu người vô tội phải chết. Người ta bảo để đạt được cái gì đó thì phải hy sinh, nhưng không công bằng, những người không làm gì sai cả, tại sao họ lại phải chết?

Như trong Suối nguồn ấy, "Những tên đao phủ khủng khiếp nhất lại thường là những người nhiệt tình nhất. Họ nhiệt tình tin rằng có thể đạt được một xã hội hoàn hảo nhờ máy chém và đội hành quyết. Không ai nghi ngờ quyền giết người của họ bởi vì họ giết nguwofi với động cơ vị nhân sinh. Người ta chấp nhận việc ai đó phải bị hy sinh vì những người khác. Diễn viên có thể thay đổi, nhưng nội dung vở bi kịch thì vẫn giữ nguyên. Một người đấu tranh cho nhân quyền luôn khởi đầu bằng những tuyên bố về tình yêu nhân loại và luôn kết thúc bằng một biển máu"

Đối với tôi, hy sinh người vô tội vì bất kỳ mục đích gì đều là sai trái :).

Hì hì, lan man rồi, quay trở lại Apocalypse thôi.

Hôm qua xem xong, tôi biết nó là một kiệt tác, nhưng tôi không thích nó. Vì sao à? Vì Việt Nam của tôi hiện lên trong đó xấu xí và hãi hùng. Là những cơn mưa nhiệt đới không bao giờ dứt, khiến người ta phát điên. Là sự điên loạn.

Không thích nhưng tôi vẫn phải cho nó 9/10 điểm mặc dù tôi không hiểu thông điệp truyền tải của nó là gì, tôi không hiểu bộ phim này.

Sáng nay, thức giấc thì đã hiểu, bởi những hình ảnh của bộ phim vẫn còn đọng lại rõ ràng trong đầu. Thông thường, sau một giấc ngủ, người ta sẽ quên những gì không cần thiết phải nhớ.

Bộ phim này bổ sung cho tôi thêm một sự thật về chiến tranh: sự điên rồ. Tôi từng đọc "Nỗi buồn chiến tranh" (người lính Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam), "Phía Tây không có gì lạ" (nói về tâm sự người lính Đức trong Thế chiến I), "Giã từ vũ khí"(Thế chiến II), và một số tiểu thuyết, truyện ngắn lẻ tẻ về chiến tranh, ... từng xem "Saving Pirate Ryan", "The Pacific" (Mỹ tham chiến vào Thế chiến II, cụ thể là đánh lại quân Nhật) , "The last king of Scotland", "The enemy at the Gate" (Bảo vệ Stalingrad khỏi quân Đức) ,...

Thứ tôi cảm nhận qua đó là sự vô nghĩa, người ta chiến đấu chỉ vì phải chiến đấu vậy thôi, để sinh tồn, vì đồng đội, ... chứ chẳng phải vì một mục đích cao vợi nào đó. Và đôi khi họ cũng nhận ra, những kẻ thù của họ cũng là người, cũng có người thân yêu, cũng muốn sống... Chứ không phải những cỗ máy vô cảm, những con thú độc ác chỉ chực chờ họ mất cảnh giác bổ vào. Họ tha thiết mong muốn thoát khỏi chiến tranh, nhưng rồi khi chiến tranh kết thúc, quá khứ vẫn cứ săn đòi họ, những vết thương cả thể xác lẫn tâm hồn không bao giờ có thể lành lại.

Tôi sẽ không bao giờ quên người lính lái xe tăng trong "Nỗi buồn chiến tranh", con người mà sau chiến tranh, xin đi lái xe mà lại bị say xe. Anh không say khi đi qua những con đường sỏi đá, khó đi mà say vì xe "thời bình" êm quá. Xe tăng chỉ êm khi lướt qua xác người...

Ngay cả trong những cuộc chiến được coi là chính nghĩa như trong "The Pacific", người lính dần mất hết tính người, họ giết cả những đứa trẻ. Vì nỗi sợ hại trực chờ, chính những đứa trẻ ấy lại là kẻ giết họ, ngay cả những đứa trẻ cũng là kẻ thù. Họ biến thành những cỗ máy, không biết làm gì khác ngoài giết người.

Chiến tranh, không gì ngoài những nỗi buồn và sự vô nghĩa.

Friday, November 21, 2014

The Wheel of Life - Bhavacakra (Bánh xe luân hồi??? )

Hình ảnh Wheel of Life được thấy tại nhiều chùa chiền Tây Tạng. Người ta tin rằng nó được chính Phật Tổ vẽ để giảng giải Phật pháp cho người bình thường.

Hình vẽ có 3 phần chính:
1. Phần chính giữa thể hiện 3 nguồn cội của luân hồi
2. Lớp thứ 2 chia ra thành 2 loại nghiệp
3. Lớp thứ 3 thể hiện 6 giới tương ứng với 2 loại nghiệp
4. Lớp thứ 4 tiếp theo là 12 liên kết tuần tự lý giải quá trình nhân quả một chi tiết hơn

Lõi của bán xe là 3 loại độc dược được thể hiện bởi 3 loài vật: con lợn (biểu tượng của vô tri - ignorance), con rắn (đại diện cho sự thù ghét), và con chim (đại diện cho desire, ham muốn). Trong nhiều bức vẽ, con rắn và con chim chui ra từ mồm con lợn, thể hiện rằng sự thù ghét và ham muốn có nguồn cội từ vô tri. Mặt khác, con rắn và con chim cắn đuôi con lợn, thể hiện chính sự thù ghét và ham muốn lại càng thúc đẩy vô tri nhiều hơn.

Vô tri ở đây không chỉ là không có khả năng tiếp nhận sự thật, mà còn là sự hiểu nhầm trạng thái của chính mình  hay các chủ thể khác. Do sự hiểu nhầm này, tạo nên ham muốn và thù ghét. Do không biết bản chất thực sự của sự việc, hiện tượng, chúng ta càng tạo ra ham muốn với những gì chúng ta yêu thích và căm ghét những gì chúng ta không thích, hay những gì cản trở ta có được điều ta ham muốn.

Dưới sự tác động của 3 loại độc dược này, vòng quay luân hồi phát triển rộng ra, tạo nên nghiệp.

Có 2 loại nghiệp: nghiệp tốt và nghiệp xấu. Người có hành động xấu đẩy họ rơi xuống giới thấp, người có hành động cao quý ở các giới cao hơn.

6 giới
1. Cao quý nhất là thần linh. Họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc, dài lâu. Tuy nhiên khi nghiệp tốt của họ đã hết thì họ có thể bị đẩy xuống sinh ra ở giới thấp hơn
2. Bán thần. Giống thần linh nhưng họ luôn ghen tỵ và gây chiến tranh với thần linh.
3. Giới người. Con người phải chịu đói, khát, nóng, lạnh, chia ly, ám hại, thất vọng khi không đạt được mong ước, và chịu đựng những điều không mong muốn. Họ cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh tử.

Con người được hưởng cả hạnh phúc và đau đớn, vậy nên chúng ta không phải chịu quá nhiều đau đớn, nhưng cũng không ngủ say trong nhung lụa. Điều này luôn nhắc nhở để con người có động lực tìm ra con đường cải thiện hoàn cảnh.

4. Giới động vật. Không có quyền lựa chọn, thường bị sử dụng cho mục đích của người khác. Luôn phải lo lắng tìm thức ăn, phải lao động cực nhọc, bị con người bóc lột thậm tệ.
Giới động vật thể hiện cho sự vô tri
5. Giới ma đói: được vẽ có bụng to nhưng cỏ họng nhỏ, vậy nên chỉ một lượng nhỏ thức ăn có thể xuống tới họ, nhưng ngay cả như vậy cũng khiến họ vô cùng đau đớn khi thức ăn chà xát cổ họng họ.
6. Địa ngục: 8 địa ngục nóng, 8 địa ngục lạnh, và các địa ngục lân cận. Tổng cộng có 18 địa ngục.

12 liên kết tuần hoàn (đã đọc nhưng chưa hiểu lắm), bao gồm:
- Vô tri (hình một người mù lòa tìm đường)
- Hành động ( hình người thợ thủ công làm ra chiếc bình)
- Ý thức ( hình người hay khỉ đang hái trái cây)
- Tên và hình (hình 2 người đàn ông trèo thuyền) thể hiện cho cơ thể và trí óc
- 6 giác quan (hình tòa nhà có 6 cửa sổ): mắt, tai, mũi, họng, cơ thể và trí óc
- Tiếp xúc (hình 2 người ôm nhau)
- Đau đớn ( hình mũi tên đâm vào mắt)
- Khát - Một người nhận nước
- Nhận quả - Con người hay con khỉ nhận quả
- Tồn tại: người phụ nữ mang thai
- Sinh sản - đứa trẻ sinh ra từ người phụ nữ
- Già và chết - quan tài được khiêng đi

5. Hình con quái thú ôm lấy bánh xe thể hiện sự không vĩnh cửu
6. Hình mặt trăng bên trên bánh xe thể hiện sự giải thoát khỏi vòng luân hồi
7. Phật Tổ chỉ về phía mặt trăng thể hiện sự giải thoát là có thể

Tôi không biết luân hồi có thật hay không, tuy nhiên nếu mà nhìn rộng ra chứ không chỉ không gian 3D như vẫn đang sống thì cũng có thể lắm chứ. Dù sao bánh xe này cũng rất thú vị và toàn diện. Và thậm chí sự tái sinh là không có thật đi chăng nữa, thì 6 giới chẳng phải vẫn tồn tại ngay trong cuộc sống con người hay chăng?

- Có những người phải chịu đựng cuộc sống như địa ngục, cũng có những người đói khổ bởi đói và khát giống giới ma đói. Cũng có những người hàng ngày lần tìm bữa ăn, bế tắc trong vòng quay sinh tồn chẳng khác gì động vật. Và đương nhiên có cả những con người bình thường. Trong cuốn Meaning of Life còn so sánh người Mỹ giống như God, và Nga giống như semi-God. Nếu nói về mức độ thì phần nào so sánh vậy cũng đúng (trong một số hoàn cảnh). Và ngay cả với mỗi người, có những trạng thái tâm lý tùy từng thời kỳ thể hiện 6 giới này luôn.

<< Kiếp này tui là người. Nhưng nếu mà để đoán kiếp trước là gì thì chắc tui đoán kiếp trước tui là semi-God quá, vậy nên tui mới thích Atula zị. Cảm quan sau khi đọc Wikipedia + Meaning of life - Buddhist perspective of Cause and Effect >>

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%AFu_lu%C3%A2n
Wiki tiếng việt xài từ ngữ đúng hơn, vì nói cho cùng thì mình không theo đạo, mà chỉ vì thấy vô tình đọc được bài này và quyển sách (đoạn sau thì không hiểu mấy) thấy cách nhìn thú vị nên dịch đôi chút ra :D.